Wednesday, August 24, 2011

Sưu tầm- Bài 12: Hiệu ứng Text

Hiệu ứng text

Áp dụng layer style lên các text layer một cách sáng tạo có thể tạo ra nhiều hiệu ứng rất thú vị. Ở đây chúng ta sẽ thử tạo ra một design đơn giản với hiệu ứng text.

Tạo một văn bản ảnh mới, diện tích 800 x 600 px, sử dụng gradient tool (G) tạo màu nền vàng như hình dưới:

Ở đây tôi sử dụng font chữ UNI Tap viet, các bạn có thể download font ở trang web này.

Sử dụng màu tím nhạt, tôi type ra dòng text:

Bây giờ chúng ta sẽ áp dụng layer style cho dòng text này. Click chuột phải vào text layer chọnBlending Options để ra bảng Layer Style. Ở đây tôi sẽ cố gắng giải thích các hiệu ứng cơ bản của layer style, nhưng tôi sẽ không đi sâu vào từng thông số một. Cách tốt nhất để hiểu là tự tìm tòi thử nghiệm =]

Ở cột bên trái, tick vào ô Drop Shadow và chọn thông số như hình dưới. Như các bạn biết Drop Shadow tạo ra hiệu ứng thả bóng cho layer.

Sau đó, tick vào ô Bevel and Emboss, chọn thông số như hình dưới với màu của Highlight Mode#ffd854 và màu của Shadow Mode#4d2f01.

Bevel and Emboss có tạo ra hiệu ứng chữ chìm/nổi tùy thuộc vào thông số của bạn:

Cuối cùng, click vào ô Stroke và chọn thông số như hình dưới. Stroke tạo ra đường nét viền quanh layer với màu sắc/độ dày tùy thuộc vào thông số bạn chọn. Ở đây màu của Stroke tôi chọn #381800

Ấn OK, hình dưới là kết quả sau khi áp dụng layer style:

Nếu click vào hình lớn để nhìn rõ hơn, các bạn sẽ thấy dòng chữ giống như nhiều chiếc cúc áo tạo thành (với những sợi chỉ màu tím nối giữa các cúc áo), đặc biệt là dấu nặng trong chữ “Học”. Hãy áp dụng layer style một cách sáng tạo cho các loại font chữ khác nhau, bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì chính tác phẩm của mình =]

Texture

Một khái niệm quan trọng mà trước giờ tôi ít đề cập đến đó là texture. Texture có thể gọi nôm na là những “hoa văn bề mặt” mà chúng ta áp dụng lên ảnh để làm tác phẩm độc đáo và “có chất” hơn. Ở đây tôi sẽ chỉ thực hành áp dụng texture rất căn bản.

Mở ảnh 1 của bài ra. Ảnh 1 này chính là texture mà chúng ta sẽ áp dụng lên. Dùng move tool (V) kéo vào bức ảnh hiệu ứng text mà chúng ta vừa tạo.

Gọi layer mới này là “texture”, đổi chế độ hòa trộn của thành Multiply và giảm mức Opacity xuống đến khi vừa ý. Đây là tác phẩm sau khi áp dụng texture:

Chúng ta có một thiết kế khá ấn tượng chỉ với vài bước đơn giản =]

Hiệu ứng text: Chữ Vàng

Trong bài 7 có bạn hỏi tôi làm chữ “VEGAS” ở cuối bài như thế nào, ở đây tôi sẽ hướng dẫn cách sử dụng layer style.

Lần này tôi dùng font chữ UNV Hoa Dao cũng lấy ở trang web này.

Ctrl + J để copy layer text này. Đặt tên cho 2 layer là “text A” và “text B”. Trong bảng layer để cho “text A” nằm phí trên “text B”.

Áp dùng layer style chúng ta dùng ở đầu bài cho layer “text B”

Bây giờ, click chuột phải vào layer “text A”, chọn blending options để ra bảng layer style. Lần lượt áp dụng các hiệu ứng sau:

Drop Shadow, thông số như hình dưới:

Inner Shadow, thông số như hình dưới. Inner Shadow giống như Drop Shadow là hiệu ứng thả bóng, nhưng Inner Shadow thả bóng vào bên trong layer thay vì bên ngòai:

Bevel and Emboss, thông số như ở dưới. Màu của Highlight Mode #ffbb4f, màu của Shadow Mode#d4b738.

Color Overlay, thông số như ở dưới. Color Overlay tạo ra một lớp màu trên bề mặt layer. Sử dụng Color Overlay tương tự như tạo một layer mới phía trên layer cần áp dụng, fill màu rồi đổi chế độ hòa trộn và Opacity.

Ở đây chúng ta dùng màu #ffe760

Gradient Overlay, thông số như ở dưới. Gradient Overlay tương tự Color Overlay, nhưng nó tạo ra một lớp màu sử dụng một dải gradient thay vì chỉ một màu duy nhất.

Click vào thanh Gradient trong bảng Layer Style sẽ ra bảng Gradient Editor cho bạn chọn màu. Ở đây tôi sử dụng dải gradient như hình dưới với 4 màu như sau (từ trái qua phải: #d1c091, #ffffff, #ffc544,#a37800)

Cuối cùng là Stroke, thông số như ở dưới. Tôi dùng màu #ffc956.

Ấn OK, kết quả như sau:

Đây là hiệu ứng chữ vàng giống như trong design Las Vegas ở cuối bài 7, chỉ khác font chữ.

Project Time!

Chúng ta sẽ thực hiện một design nho nhỏ bao gồm tất cả mọi thứ: ghép ảnh, hiệu ứng, chỉnh sửa màu và một chút text. Hãy mở ảnh 2 của bài ra:

Màu của mặt nước này có vẻ hơi nhợt nhạt, chúng ta sẽ chỉnh màu bằng cách vào Image -> Adjustments -> Color Balance. Sử dụng thông số như sau:

Bạn để ý là hình trên chúng ta đang ở ô Midtones trong hộp thoại của Color Balance. Giờ hãy chuyển sang Hightlights và chỉnh thông số như dưới:

Tương tự, chuyển sang ô Shadows và dùng thông số sau:

Ấn OK khi hài lòng, chúng ta có mặt nước với màu sắc sống động hơn nhiều:

Trước khi tiếp tục, hãy biến bức ảnh thành màu đen trắng (xem bài 6 nếu không biết cách), và save ảnhdưới dạng PSD với tên “Map”. Để tôi tiện tôi save file này ra ngòai Desktop.

Một khi đã save ảnh Map.PSD bạn có thể dùng Ctrl + Alt + Z để quay trở lại ảnh màu và tiếp tục với bài thực hành.

Mở ảnh 3 của bài ra, dùng move tool kéo vào ảnh mặt nước. Rồi dùng free transform (Ctrl + T) thu nhỏ lại một chút.

Tạo một layer mới mang tên “khung”, hãy chọn layer “khung”. Giữ phím Ctrl và click và layer con bướm để tạo vùng chọn quanh tất cả các pixel của layer. Trên layer “khung” fill vùng chọn với màu trắng. Rồi dùng free transform (Ctrl + T) kéo nhỏ xuống:

Giữ Ctrl + click vào layer “Khung” để có vùng chọn quanh layer:

Vào Select -> Modify -> Contract. Chọn thông số là 10 px. Vùng chọn sẽ tự rút nhỏ với thông số tương ứng:

Ấn Delete để xóa các pixel trong vùng chọn.

Vào Edit -> Transform -> Perspective và kéo điểm mốc giống như hình dưới:

Dùng tẩy (E) xóa hết tất cả những phần nằm ngòai “khung” (trừ cánh bướm), bạn có thể tạo vùng chọn quanh khung ảnh và cánh bướm để tránh tẩy nhầm vào phần không mong muốn.

Làm tương tự, tẩy bớt phần khung che cánh bướm đi, tạo ra hình ảnh giống như cánh bướm vượt ra ngòai khung ảnh:

Dùng Ctrl + E để merge “khung” và “bướm” thành một layer duy nhất, gọi layer chung này là “Ảnh”. Vào Edit -> Transform -> Warp, kéo các điểm mốc để làm cho bức ảnh nhìn như đang cong:

Bây giờ chúng ta sẽ tạo bóng cho layer “Ảnh”. Ctrl + J để copy layer. Chọn layer mới copy, vào Edit -> Transform -> Flip Vertical để đảo hình theo chiều dọc. Sau đó dùng move tool (V) kéo xuống dưới.

Trên layer copy, vào Filter -> Distort -> Displace, cữ giữ nguyên thông số mặc định, ấn OK và chọn dường dẫn tới file Map.PSD mà chúng ta save ở desktop lúc nãy. Layer sử tự động uốn theo độ tương phản màu sắc tại khu vực tương ứng có ở ảnh Map.PSD:

Lúc này, bạn có thể đổi chế độ hòa trộn thành Soft Light, giảm mức Opacity xuống còn khoảng 80%.

Bước cuối cùng tôi thêm text màu đen với layer style Stroke, size 1px. Sau đó đổi chế đọa hòa trộn của layer text thành Overlay:

Sưu tầm- Bài 11: Vẽ và Blend màu


Blend màu
Khái niệm blend màu tức là sử dụng các kĩ thuật Photoshop như các chức năng chỉnh sửa (adjustment), các bộ lọc (filter), các chế độ hòa trộn (blending mode)… để tạo ra hình ảnh có màu sắc, ánh sáng, độ nét và độ tương phản theo ý muốn của người sử dụng.
Thực ra không có có một phương pháp blend màu nào nhất định, một nguyên tắc cơ bản đó là copy layer ảnh gốc, thực hiện thay đổi gì đó trên layer copy rồi đổi chế độ hòa trộn của layer đó. Tuy nhiên trên thực tế, bạn có thể blend màu mà chỉ cần dùng duy nhất layer ảnh gốc (background).
Ở đây tôi sẽ giới thiệu một phương pháp blend màu tôi thường sử dụng:
Mở ảnh 1 của bài ra:
Bước đầu tiên tôi sẽ tăng độ tương phản của bức ảnh bằng cách vào Image -> Adjustments -> Brightness/Contrast, chỉnh thông số như hình dưới.
Chúng ta có:
Bước thứ hai, tôi sẽ làm nhạt màu của bức ảnh bằng cách vào Image -> Adjustments -> Hue/Saturation. Thông số như ở dưới.
Chúng ta có:
Bây giờ hãy dùng Ctrl + J để copy layer ảnh gốc. Biến layer mới copy thành một bức ảnh đen trắng bằng cách vào Image -> Adjustments -> Black and White (chức năng này chỉ có trong Photoshop CS3, nếu bạn dùng một phiên bản khác hãy chọn Channel Mixer và tick vào ô Monochrome)
Tôi điền thông số như sau:
Nhấn OK khi hài lòng:
Bước tiếp theo chúng ta sẽ làm nhòe bức ảnh đen trắng này một chút. Vào Filter -> Blur -> Gaussian Blur.
Ở đây tôi chọn mức Blur là 3 px.
Đây là bức ảnh đã làm nhòe:
Bước cuối cùng là đổi chế độ hòa trộn của layer copy thành Overlay, rồi giảm mức Opacity đến khi vừa ý.
Đây là kết quả. Một hình ảnh có màu sắc dịu nhẹ và ánh sáng hơi mờ ảo.
Hình dưới đây là để các bạn so sánh ảnh gốc và ảnh sau khi blend màu (click vào hình để xem ảnh lớn)
Như tôi nói ở trên, không có một phương pháp blend màu nhất định nào cả. Hãy tự thử nghiệm tìm tòi cách cách blend màu khác nhau, kết quả có thể sẽ rất thú vị!
Đây là ví dụ của một vài cách blend màu khác mà tôi thực hiện trên cùng một hình ảnh (click vào hình để xem ảnh lớn)
Vẽ trên Photoshop
Đây là bài thực hành vẽ đầu tiên trên HọcPS. Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn cách vẽ đơn giản bằng cách sử dụng shape. Bài thực hày này sẽ khá dài vì thế hãy chuẩn bị tinh thần =]
Bước 1:
Tạo một văn bản mới với diện tích 500 x 500 px, nền trắng. Chọn hoặc phím tắt U để chọn Ellipse tool. Hãy chắc chắn rằng trên thanh tùy chọn bạn đang chọn chế độ path .
Giữ phím Shift và kéo chuột trên văn bản ảnh để tạo một path hình tròn.
Chọn Direct Selection tool hoặc phím tắt A, click lên path tròn vừa vẽ sẽ thấy xuất hiện các điểm mốc:
Dùng chuột kéo các điểm mốc để ra hình dạng như ảnh dưới:
Bước 2:
Ở phía trên của bảng layer, chọn vào tab Path.
Ở đây bạn sẽ thấy Workpath là hình bạn vừa tạo ra, giữ Ctrl và click vào Workpath sẽ cho ra vùng chọn dựa trên path của bạn. (một cách nhanh hơn mà khỏi cần vào Path tab đó là click chột phải lên văn bản ảnh và chọn Make Selection, ở đây tôi chỉ muốn giới thiệu cách này)
Tạo một layer mới đặt tên “thân gà”, trên layer này fill vùng chọn với màu #ffee33
Bước 3:
Chọn Burn tool hoặc phím tắt O. Trên thanh tùy chọn kéo mức Exposure lên 100%, và bắt đầu tô viền theo mép của “thân gà”.
Chọn Dodge tool hoặc phím tắt O. Công cụ này ngược lại với Burn tool, Burn tool làm tối thì Dodge tool làm sáng màu.
Trên thanh tùy chọn kéo mức Exposure lên 100% và làm sáng một mảng nhỏ ở phía bên phải của “thân gà”
Bước 4:
Tạo một layer mới mang tên “Mỏ gà”. Dùng Pen tool (P) vẽ một path hình tam giác như hình dưới:
Tạo vùng chọn với path hình tam giác ở trên, sau đó vào Select -> Modify -> Smooth. Điền thông số 3 px, ấn OK để làm tròn góc của vùng chọn.
Vào Select -> Transform Selection để kéo dẹt vùng chọn ra một chút:
Fill vùng chọn với màu #d4bb14
Bước 5: Lặp lại bước 3 đối với layer “mỏ gà”. Sau đó vào Edit -> Transform -> Warp và kéo điểm mốc để làm cong phần trên của “mỏ gà”
Bước 6: Tạo một layer mới ở phía bên dưới layer “mỏ gà”. Trên layer mới tạo, giữ Ctrl và click vào layer mỏ gà để có vùng chọn tương ứng với mỏ gà. Fill vùng chọn trên layer mới tạo với màu đen.
Vào Filter -> Blur -> Gaussian Blur chọn thông số khoảng 3 px. Ấn OK.
Sau đó dùng chọn Move tool (V) và dùng các phím mũi tên trên bàn phím để đẩy layer này xuống dưới một chút, tạo ra bóng của “mỏ gà”:
Bước 7: Tạo một layer mới đặt tên là “cánh gà trái”. Lại dùng Ellipse tool để tạo path hình tròn:
Dúng cách như bước 1 để tạo ra hình dạng như dưới:
Tạo vùng chọn với shape trên, fill vùng chọn với màu #ffee33
Bước 8: Áp dụng bước 3 đối với layer “cánh gà trái”:
Bước 9: Áp dụng bước 6 đối với layer “cánh gà trái”. Dùng công cụ Eraser (E) để tẩy bớt những phần bóng không mong muốn.
Bước 10: Sử dụng cách tương tự, tạo ra “cánh gà phải” (để tạo ra hình dạng chính xác, copy layer “cánh gà trái” rồi vào Edit -> Transform -> Flip Horizontal, sau đó fill vùng chọn với màu vàng tương tự)
Bước 11: Vẫn bằng các bước từ bước 1 đến bước 3, tôi tạo ra “mào gà”
Bước 12: Sử dụng brush, shape hay bất cứ cách nào bạn muốn để tạo ra 2 lỗ trên “mỏ gà”:
Cũng như “mắt gà”:
Tôi quên chưa vẽ “yếm gà” nên đã thêm vào ở bước cuối cùng này:
Bước 13: Giữ Ctrl và click vào tất cả các layer liên quan đến gà trong bảng layer. Khi đã chọn tất cả, ấnCtrl + G để hợp các layer này lại thành một group. Tôi gọi tên Group này là “gà con”. Click vào hình mũi tên trên Group để thu tất cả các layer vào. Click vào hình con mắt để tạm thời giấu các layer “gà con” đi:
Bước 14:
Trên hình nền sử dụng Marquee tool (M) để tạo vùng chọn hình chữ nhật:
Tạo một layer mới gọi tên là “trời”. Dùng gradient tool (G) tạo một dải màu như hình dưới:
Bước 15:
Ctrl + Shift + I đảo vùng chọn. Tạo một layer mới tên là “đất” và fill với một màu xanh lá cây. Chúng ta sẽ tạm thời để layer “đất” tại đây. Kể từ bước này hãy luôn giữ cho layer “đất” nằm ở vị trí trên cùng.
Bước 16:
Ấn phím D để màu foreground và background chuyển về mặc định là đen và trắng. Tạo một layer mới ở phía trên layer “trời”, vào Filter -> Redner -> Clouds.
Đổi chế độ hòa trộn của layer này thành Overlay, giảm mức Opacity đến khi vừa ý:
Bước 17:
Tạo một layer mới, đặt tên là “mây”. Chọn công cụ brush (B) load bộ Wet Media Brushes và chọn thông số như hình dưới. Hãy sử dụng màu trắng.
Trên layer “mây” vẽ vài ba cụm mây vẩn vơ. Rồi chọn công cụ Eraser (E), chọn một nét tẩy mềm, giảm mức Opacity của tẩy trên thanh tùy chọn xuống khoảng 20-30% và tẩy bớt phần dưới của các đám mây đi:
Bước 18:
Copy layer “mây” 2 lần. Kéo hai layer copy xuống dưới layer “mây”
Vào Filter -> Blur -> Gaussian Blur. Áp dụng bộ lọc Gaussian Blur cho cả “Mây copy” và “Mây copy 2″, thông số khoảng 2-3 px.
Sau đó dùng Move tool (V) và các phím mũi tên trên bàn phím đẩy “Mây copy” và “Mây copy 2″ xuống một chút.
Bước 19:
Tạo một layer mới gọi là “tia nắng”, chọn custom shape tool (U) và chọn shape như hình dưới:
Giữ Shift và kéo ra cho Shape thật lớn:
Tạo vùng chọn dựa trên shape này và fill với một màu vàng nhạt:
Đổi chế độ hòa trộn của layer “tia nắng” thành Overlay và giảm mức Opacity xuống đến khi vừa ý:
Bước 20:
Tạo một layer mới gọi tên là “Mặt trời”, sử dụng một hard brush tròn màu vàng nhạt tạo ra hình như dưới:
Vào Filter -> Blur -> Gaussian Blur để làm nhòe vết brush:
Lần này chọn một brush mềm màu trắng, tô lên trên “mặt trời”:
Bước 21:
Sử dụng Smudge tool hoặc phím tắt R, bôi và kéo trên hình mặt trời để tạo ra tia sáng như hình dưới:
Sử dụng burn tool (O) làm tối các mép trên layer “đất” để tạo chiều sâu.
Bước 22: Làm giống như bước 13, nhập tất cả các layer này thành group “nền”:
Cho hiện lại “Gà con”, dùng Move tool kéo xuống góc dưới. Tác phẩm của chúng ta đã hoàn thành!